Ngồi lên kế hoạch nghỉ dưỡng cho gia đình trong năm mới, chị Hoàng Kim ở Thanh Xuân (Hà Nội) chợt mỉm cười nhớ lại những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên mà gia đình chị đã cùng nhau tận hưởng ở các Sun World những kỳ nghỉ trước.
Năm nào đi nghỉ, gia đình chị cũng “mắc kẹt” giữa bạt ngàn thú vui trên đỉnh Fansipan mây phủ, vịnh Hạ Long mênh mông giữa biển trời, hay miền tiên cảnh Bà Nà và những bãi biển Đà Nẵng, Phú Quốc… ngập tràn nắng.
Đó là những khoảnh khắc tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thả mình vào những chốn vui chơi đẳng cấp với vô số trò giải trí độc lạ. Trên hết, là những trải nghiệm tinh tế, giàu tính nhân văn dường như đã trở thành bản sắc của các Sun World mà gia đình chị đặc biệt ấn tượng.
Những công trình kỳ vĩ tôn trọng thiên nhiên
Xanh – sạch – quy mô và đẳng cấp, đó là ấn tượng của chị Hoàng Kim khi đến với các Sun World. Chừng đó đã đủ để gia đình chị yêu thích ghé các khu du lịch này mỗi năm, với nhiều lựa chọn khắp ba miền. Nhưng cái làm nên dấu ấn trong lòng chị về sự văn minh của những người làm du lịch ở đây, lại là một câu chuyện khác.
Đó là câu chuyện khá lạ về những “người nhện” ở Fansipan. Họ là những nhân viên kỹ thuật cáp treo, không nề hà nguy hiểm, vất vả, mặc khi mùa đông rét cắt da cắt thịt, lúc mùa hạ nắng cháy, treo mình quanh các vách đá thu gom rác cho khu vực rừng Hoàng Liên Sơn mà du khách và các “phượt thủ” để lại bao năm qua, như thể một phần công việc của mình, cốt làm sao để đại ngàn Hoàng Liên ngày càng sạch, càng xanh.
Đó là câu chuyện về hành trình gần 3 năm ròng rã cõng sắt đá lên lưng chừng trời giữa băng, tuyết để làm nên tuyến cáp treo ba dây Fansipan kỷ lục giữa hoang hoải núi rừng mà vẫn giữ gìn được thiên nhiên Hoàng Liên. Và rồi lại tiếp tục những ngày vác hàng trăm nghìn tấn đá, hàng nghìn mét khối gỗ tứ thiết, hàng vạn viên ngói phục chế, hàng trăm tấn sắt thép và rất nhiều nguyên vật liệu khác lên núi, để những nếp chùa mang hồn cốt Việt, những bậc đá uốn lượn mềm mại theo thế đất nối cùng pho tượng khổng lồ dần dần thành hình trên đỉnh thiêng Fansipan, làm nên một quần thể tâm linh nơi huyết mạch quốc gia, đất trời hội tụ. Đó là cách nhà đầu tư gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, hạn chế tối đa sự can thiệp tới cảnh quan “độc nhất vô nhị” của Nóc nhà Đông Dương.
Đó là câu chuyện của những người làm du lịch yêu mỗi tấc đất nơi họ đặt chân tới, nâng niu và trân quý những “linh hồn xanh” của từng miền đất. Những gốc đỗ quyên hàng trăm năm tuổi quý hiếm, được khu du lịch Sun World Fansipan Legend bảo tồn, chăm sóc và ươm trồng, làm nên cả một mùa lễ hội mỗi năm để tôn vinh loài hoa quý. Những cây đào chuông tại Sun World Ba Na Hills, cứ xuân về lại ửng hồng trong sương mai, giữa đất trời, mây trắng. Bãi lau sậy tại Đà Nẵng ngày nào, giờ không chỉ là công viên giải trí số một miền Trung Sun World Danang Wonders, mà còn trở thành lá phổi xanh giữa trung tâm thành phố với hàng nghìn cây xanh được ươm trồng, nơi người Đà thành và du khách thả bước tận hưởng sự khoan khoái và quên đi mệt nhọc…
Nhắc đến Sun World, trong tâm trí du khách không chỉ đơn thuần là những tổ hợp giải trí đẳng cấp mang tới những giây phút thư giãn tuyệt đối, mà còn là xúc cảm hoà quyện với thiên nhiên tươi lành, thanh khiết.
Lan toả nhân văn
Đến mỗi Sun World, sẽ không khó để bắt gặp những nụ cười, những cử chỉ ân cần, những câu nói “xin chào” nồng nhiệt, và trên hết, là sự tận tâm của những người làm dịch vụ chuyên nghiệp và văn minh.
“Xin chào”, chỉ một câu nói thật nhẹ nhàng thôi cùng nụ cười rạng rỡ, chuyến khám phá Sun World đã được mở ra với đầy cảm xúc tích cực và niềm vui, như cái cách mà các trải nghiệm trong hành trình tại khắp các Sun World vun đắp đủ đầy cho du khách. Ở mỗi Sun World, văn hóa “xin chào” được lan tỏa và nhân rộng, khi mỗi nụ cười hiếu khách trên môi “chủ” đã nảy nở trên đôi môi của hàng triệu “khách”, nồng ấm và chân thành. Những quy tắc được áp dụng một cách tỉ mỉ và bài bản, từ lời chào tới cách cúi đầu, từ nụ cười tới lời cảm ơn,.. đều được đào tạo nghiêm ngặt và tâm huyết.
Trong lần du lịch năm ngoái cùng với người bạn là chuyên gia ngân hàng trở về từ London, vợ chồng chị Kim đã có dịp “nở mày nở mặt” về du lịch nước nhà khi bạn đặc biệt ấn tượng với lối đi riêng, nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật ở Sun World Ba Na Hills hay các Sun World khác. Bạn bảo, ở Việt Nam giờ làm du lịch văn minh chẳng kém gì châu Âu.
“Sống là phải chất”, chị Hoàng Kim nhớ lại tuyên ngôn của những người bạn thành đạt thuộc thế hệ của mình và được thế hệ sau “cộng dồn” thêm những giá trị mới. “Chất” đối với thế hệ trẻ như con chị không chỉ dừng lại ở tận hưởng các tiện nghi hiện đại, các chiêu trò mới mẻ, mà còn là sự nâng cấp của văn minh.
Du lịch văn minh được đánh dấu và nhận diện bởi sự tử tế khi tôn trọng thiên nhiên, lan toả những giá trị nhân văn, hướng tới những giá trị người của cả chủ thể du khách lẫn các cơ sở phục vụ du lịch. Trong khi các “công dân toàn cầu” đang nâng cấp “đặc điểm nhận dạng” của mình, thì các cơ sở du lịch như Sun Word cũng vươn mình tương xứng để góp phần làm giàu thêm trải nghiệm cho du khách trong những kế hoạch cuộc đời.
(Khám Phá)